Internet of Things (IoT) trong ngành Logistics đang phát triển vô cùng mạnh mẽ với các giải pháp giám sát tiên tiến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn vai trò của Internet vạn vật trong hệ sinh thái này.
Thị trường kết nối toàn cầu của ngành Logistics đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vào năm 2016, thị trường Logistics toàn cầu đứng ở mức giá trị 10,04 tỷ đô la với tốc độ tăng trưởng hàng năm tích lũy hơn 32% và dự kiến sẽ đạt tổng vốn hóa thị trường là 41,30 tỷ đô la vào cuối năm 2021. Và, công nghệ IoT đã đóng góp một phần không nhỏ vào các con số này. Tuy nhiên trước khi tìm hiểu cụ thể vai trò của IoT trong ngành logistics là gì, chúng ta hãy tìm hiểu về các trụ cột công nghệ cần thiết trong ngành Logistics.
Trụ cột công nghệ trong ngành Logistics
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp lĩnh vực Logistics đã và đang sử dụng cơ sở hạ tầng kết nối ngay cả trước khi thuật ngữ IoT xuất hiện. Hệ sinh thái kết nối này được phát triển do nhu cầu theo dõi các phương tiện giao hàng (đặc biệt là xe tải) trên hành trình vận chuyển hàng hóa và đảm bảo giao hàng kịp thời đến điểm đến cần thiết. Để duy trì hệ sinh thái, bốn trụ cột công nghệ cần phải được đảm bảo tính ổn định trong lĩnh vực logistics là:
1) Hệ thống thông tin liên lạc:
Hệ thống này tạo điều kiện giao tiếp liên tục giữa các nhà quản lý và tài xế. Điện thoại di động hay các thiết bị liên lạc khác như bộ đàm có thể được sử dụng để tăng cường liên lạc giữa cả hai bên và chia sẻ thông tin có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa.
2) Theo dõi xe:
Các giải pháp theo dõi xe thường giám sát vị trí hiện tại của phương tiện vận chuyển hàng hóa. Bằng cách sử dụng các công cụ theo dõi GPS, các công ty Logistics có thể theo dõi phương tiện và chủ động ước tính thời gian dự kiến giao hàng.
3) Hệ thống giám sát chuỗi cung ứng:
Ngành công nghiệp Logistics phải được hỗ trợ bởi các hệ thống giám sát toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ của mình từ khâu quản lý thông tin, giám sát vận chuyển đến khi khách hàng nhận được thành phẩm. Nếu thông hệ thống này, doanh nghiệp rất khó có thể cung cấp được dịch vụ chất lượng, nhanh chóng và chuyên nghiệp.
4) Bảo mật CNTT:
Theo IBM, các mối đe dọa an ninh mạng đang gia tăng nhanh chóng trong lĩnh vực giao thông vận tải. Điều này cũng ảnh hưởng đến các công ty trong ngành Logistics và do đó an ninh CNTT yếu tố quan trọng để bảo vệ dữ liệu quý giá khỏi các cuộc tấn công mạng bên ngoài.
Việc triển khai IoT trong ngành Logistics có thể thúc đẩy các yếu tố cấu thành của những trụ cột kể trên và giúp ngành Logistics tăng trưởng nhanh chóng. Dưới đây là một số lợi thế mà một doanh nghiệp Logistics bình thường có thể đạt được khi áp dụng Internet of Things.
1. Quản lý hành trình và địa điểm
Xe tải là huyết mạch của bất kỳ công ty Logistics nào. Riêng tại Mỹ, hơn 70% hàng hóa được vận chuyển bằng xe tải. Trên thực tế, khoảng 95% hàng hóa sản xuất được vận chuyển bằng xe tải. Do đó, các doanh nghiệp và đội xe yêu cầu các hệ thống có thể giúp họ quản lý hoạt động xe tải của mình.
Giải pháp IoT hỗ trợ quản lý vị trí và tuyến đường cho ngành Logistics khá phổ biến hiện nay. Giải pháp này cho phép nhà quản lý giám sát vị trí của xe tải trong thời gian thực. Bằng cách sử dụng hệ thống theo dõi GPS và kỹ thuật định vị địa lý, tuyến đường do xe tải thực hiện cũng có thể được giám sát từ các vị trí từ xa. Điều này giúp các công ty Logistics theo dõi hoạt động của lái xe và đảm bảo vận chuyển hàng hóa kịp thời.
Hơn nữa, hệ thống cảnh báo thời gian thực sẽ giúp các nhà quản lý phát hiện bất kỳ sự bất thường nào như giông bão hoặc tai nạn trên xa lộ giao thông có thể ảnh hưởng đến trạng thái của lô hàng.
Các tính năng này hoạt động như một trợ lý cho các công ty Logistics, hỗ trợ lập kế hoạch và quản lý lịch trình giao hàng. Các rào cản có thể khiến trì hoãn thời gian được xác định và giảm thiểu ngay lập tức, dẫn đến quy trình kinh doanh được sắp xếp hợp lý và làm hài lòng khách hàng.
2. Phòng ngừa các sự cố
Các ứng dụng IoT trong mảng Logistics không chỉ giới hạn trong việc giám sát và quản lý tài sản, nó còn có thể phát hiện các sự cố có thể xảy ra với các tài sản này. Internet of Things đã giúp các ngành công nghiệp bảo trì dự đoán và bảo trì dựa trên điều kiện thay vì phụ thuộc vào các quy trình kiểm tra theo lịch trình. Ví dụ:
Bằng cách đo lường và phân tích các thông số xác định hiệu suất của xe tải, các công ty có thể dự đoán các mô hình liên quan đến sự cố xe tải thông thường. Tương tự, hệ thống cảnh báo thời gian thực có thể được sử dụng để dự đoán và đưa ra các thông báo về các trục trặc bất ngờ có thể xảy ra. Do đó, doanh nghiệp có thể chủ động phòng tránh các sự cố đó kịp thời hay sớm hơn là có thể thực hiện hoạt động bảo trì dựa trên điều kiện.
Các ứng dụng tiên đoán này của IoT sẽ giúp các công ty xác định các khiếm khuyết trước khi chúng trở thành trở nên trầm trọng hơn. Các công ty Logistics sẽ có thể cải thiện quy trình ra quyết định và tạo ra các chiến lược kiểm tra/sửa chữa hiệu quả. Hơn nữa, những kiến thức này sẽ giúp các công ty giảm thiểu rủi ro và thời gian ngừng hoạt động, hỗ trợ quá trình thực hiện quy trình liền mạch và hoạt động giao hàng kịp thời.
3. IoT và Blockchain trong vận đơn kỹ thuật số (Digital BOL)
Các ứng dụng của IoT trong ngành Logistics khi kết hợp với công nghệ của Blockchain tạo ra tính năng vận đơn kỹ thuật số (BOL) tạo ra sự minh bạch hoàn toàn mới trong chuỗi cung ứng. BOL cho phép cả công ty và khách hàng của họ theo dõi chu kỳ vận chuyển của các sản phẩm đang được vận chuyển.
Sự kết hợp của cả hai công nghệ này là tiền đề cho giải pháp hợp đồng thông minh (BOL là một trong nhiều bộ phận cấu thành của nó) cho phép giám sát tất cả các giai đoạn giữa nguồn gốc của hàng hóa và việc giao hàng cuối cùng đến tay khách hàng. Cảm biến và bộ theo dõi GPS cũng đóng một vai trò quan trọng trong giải pháp này. Cả hai bên có thể theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, vị trí và các thông số khác từ các vị trí từ xa trong thời gian thực trong quá trình vận chuyển và đảm bảo rằng tất cả các điều kiện của hợp đồng được đáp ứng.
4. Xe tự động và tự lái
Các nhà quản trị Logistics không chỉ có trách nhiệm quản lý các tài sản được vận chuyển. Họ cũng phải đảm bảo sự an toàn của các tài xế xe tải và hàng hóa được vận chuyển. Bằng việc triển khai các phương tiện tự lái, họ có thể cải thiện vấn đề này.
Tiềm năng triển khai phương tiện tự lái và xe tự hành đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo và máy học đang được kết hợp bởi các cơ sở hạ tầng kết nối được hình thành bởi Internet of Things. Việc sử dụng các cơ sở hạ tầng IoT trong lĩnh vực Logistics sẽ là bước đầu tiên để các doanh nghiệp đưa khái niệm xe tự lái vào lĩnh vực này. Dữ liệu tương ứng với các thông số lô hàng khác nhau sẽ được phân tích và xử lý để phát triển các tuyến vận chuyển tối ưu, từ đó các doanh nghiệp Logistics sẽ có thể giảm chi phí vận hành, thiểu tai nạn xe hơi và đảm bảo vận chuyển hàng hóa kịp thời dựa trên điều kiện giao thông.
5. Vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện bay tự động
Máy bay không người lái (UAV) hoặc máy bay không người lái là phương tiện mới để cung cấp các gói hàng. Tiềm năng của các thiết bị này rất lớn trong lĩnh vực bán lẻ, Logistics, nông nghiệp và thương mại điện tử. Amazon, một trong 4 công ty công nghệ lớn nhất thế giới cũng đã tiết lộ việc sử dụng máy bay không người lái để vận chuyển hàng hóa cho những người sống ở vùng sâu vùng xa.
Ứng dụng Drone và triển khai Internet of Things trong Logistics có thể đảm bảo thực hiện quy trình tự động và giao hàng nhanh chóng. Thị trường hệ thống giao hàng dựa trên máy bay không người lái đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và dự kiến sẽ đạt mức định giá thị trường là 11,2 tỷ USD vào cuối năm nay.
Kết
Bộ mặt của ngành Logistics đã thay đổi rất nhiều nhờ vào các công nghệ tiên tiến nhất như IoT, hay bên cạnh đó là AI, Machine Learning. Nhờ vào IoT, các doanh nghiệp Logistics có thể nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu các rủi ro trong hoạt động và cuối cùng là tăng lợi nhuận.
20-11-2020
© Bản quyền AC Group 2019