IoT là gì? Có lẽ, đây là thứ gì đó khá mới mẻ với chúng ta, nhưng đối với những ai am hiểu về công nghệ thông tin thì chắc hẳn không còn quá xa lạ nữa. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về IoT là gì nhé!
IoT còn được biết đến với cái tên gọi đầy đủ là Internet of Things. Vậy IoT là gì? Internet of Things là một hệ thống mạng lưới các thiết bị máy tính, máy móc hoặc những thứ gì có sự liên kết với nhau.
Được cung cấp bởi một mã định danh duy nhất. Việc này, cho phép các thiết bị có khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không cần đến sự tương tác giữa người với người hoặc với máy tính với nhau.
Internet of Things có thể hiểu như một mạng lưới vạn vật kết nối với nhau. Ở đây, nó có thể hỗ trợ quá trình cấy ghép và quan sát các hành động và nhịp đập của tim, để có thể theo dõi một cách cụ thể nhất toàn bộ quá trình, một chiếc ô tô đời mới hay cao cấp, có bộ cảm biến lắp sẵn để có thể cảnh báo nguy hiểm cho người lái khi áp suất lốp thấp hoặc bất cứ vật thể nào khác gây ra trong tự nhiên hay do tác động của con người làm ra mà tại thời điểm đó được gán một địa chỉ IP do đó, sẽ truyền tải được thông tin đến với chủ xe để có những biện pháp khắc phục
Internet of Things từ lâu nay được xem là một trong những công nghệ đỉnh cao trong thời buổi công nghệ số. Với những thiết bị và công nghệ không dây, kết hợp với hệ thống cơ điện vi mô (MEMS), microservice ( là một kiểu phần mềm, chia phần mềm thành những dịch vụ rất nhỏ) và Internet. Chính vì thế đã phá vỡ bức tường silo giữa công nghệ vận hành (OT) và công nghệ thông tin (IT). Từ đó, cho phép phân tích các dữ liệu phi cấu trúc để có được những hiểu biết nhất định và cải thiện hiệu quả hơn.
Ngày nay, sự gia tăng không gian cho địa chỉ trong IPv6 thay vì tiếp tục đẩy mạnh IPv4 là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc phát triển Internet of Things. Theo Steve Leibson, việc mở rộng không gian địa chỉ giúp chúng ta có thể gán địa chỉ IPv6 đến mọi nguyên tử trên bề mặt trái đất mà vẫn lặp lại như thế nhiều lần.
Nói chung, con người có thể dễ dàng gán địa chỉ IP cho mọi nơi trên trái đất này. Sự gia tăng nhanh chóng của các nút (node) thông minh cũng như số lượng dữ liệu mà các nút tạo ra. Dự kiến sẽ gây ra nhiều vấn đề đáng được quan tâm về độ bảo mật dữ liệu, bản quyền dữ liệu và tính an ninh của mỗi công ty doanh nghiệp
Trên thực tế, các ứng dụng được áp dụng công nghệ Internet of Things có thể được tìm thấy ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm nông nghiệp công nghệ cao, quản lý hạ tầng xây dựng, chăm sóc sức khỏe, năng lượng và vận tải.
IIoT có thể giúp cải thiện đáng kể khả năng truyền tải và kết nối một cách hiệu quả, tầm ảnh hưởng, tiết kiệm thời gian. Sẽ giúp các công ty doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định. Lợi ích của việc áp dụng IIoT là vô cùng lớn, nên được rất nhiều các doanh nghiệp và công ty đưa vào và áp dụng thực tế để cắt giảm chi phí nhờ các khoản bảo trì có thể xác định rõ ràng từ trước. Mức độ an toàn cao hơn, và nhiều tiêu chí giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình vận hành
Mạng lưới hệ thống IIoT với các thiết bị thông minh, cho phép các cơ quan tổ chức truy cập và kết nối nguồn dữ liệu khổng lồ, kết nối mọi người với nhau thông qua mạng lưới. Đồng thời cho phép doanh nghiệp dễ dàng quản lí các quy trình một cách chuẩn xác nhất. Những chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan hơn, chính xác hơn, nắm bắt rõ ràng và đầy đủ các thông tin cần thiết về công ty mình.
Một trong những khó khăn trong việc chuyển giao sang IIoT gặp phải đó chính là các thiết bị mạng khác nhau thông thường sẽ dùng các giao thức khác nhau để truyền tải dữ liệu. Nhưng hiện nay, vấn đề giao thức đó hầu như không còn gặp quá nhiều vấn đề khi đã có những giao thức liên lạc như OPC-UA, giao thức truyền tải liên lạc MQTT (Message Queueing Telemetry Transport) đã nhanh chóng trở thành chuẩn cho IIoT bởi chi phí vận hành phù hợp với mô hình xuất bản/ theo dõi và các khả năng vận hành theo thể song phương
Sự kết hợp tương thích và bảo mật có lẽ đang là vấn đề lo ngại lớn nhất khi triển khai giao thức IIoT. Nhiều nguồn tin công nghệ uy tín hàng đầu cho biết : “mối quan ngại lớn nhất xung quanh giao thức IIoT là tính tương tác, kết nối giữa các thiết bị và máy móc sử dụng giao thức và kiến trúc khác nhau. Nên trong quá trình vận hành sẽ gặp nhiều vấn đề hạn chế không mong muốn
Các cơ quan doanh nghiệp luôn đặt vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu lên hàng đầu. Việc sử dụng quá nhiều cảm biến và có nhiều kết nối thiết bị thông minh sẽ dẫn đến nhiều rủi ro và sẽ có nhiều lỗ hổng trong quá trình bảo mật thông tin. Chính về thế mà MQTT trở nên phổ biến hơn vì đây là cách giao thức tốt nhất và đem lại sự an toàn nhất hiện nay
Qua những yếu tố trên, IoT trong tương lai sẽ là một mạng lưới mạnh mẽ và được các doanh nghiệp, chủ đầu tư hay các trường học sử dụng. Tất cả những gì IoT mang lại đã đủ sức làm hài lòng chúng ta về mọi thứ. Ngày nay, những điểm yếu nhất về IoT hầu như đã được khắc phục một cách triệt để. Vậy nên, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai, mạng lưới này sẽ phổ biến hơn và phục vụ nhu cầu tất yếu trong giải trí cũng như trong công việc hàng ngày.
20-11-2020
© Bản quyền AC Group 2019