Trung Hoa cổ đại có lưu truyền huyền học ngũ thuật, là 5 loại học vấn tìm hiểu những điều thâm sâu trong sinh mệnh, mục đích là hướng tới hạnh phúc nhân sinh, tìm cách tránh điều hung dữ, hướng về may mắn cát tường. Ngũ thuật này bao gồm: Sơn, Y, Mệnh, Tướng, Bốc.
Sơn là thông qua năm loại sơn thuật: thực thị, trúc cơ, huyền điển, quyền pháp, phù chú, để bồi dưỡng tâm linh và thể chất. Thực thị là phương pháp lợi dụng các loại ẩm thực để tăng cường thể chất. Trúc cơ là phương pháp lợi dụng thiền, tĩnh toạ để khống chế tinh, khí, thần mà thăng tiến thể lực. Huyền điển là một loại phương thức lấy tư tưởng thánh hiền đạo nhân làm cơ sở tinh tiến mà đạt đến tu tâm dưỡng tính. Quyền pháp là phương pháp lấy tập luyện các loại võ thuật để tăng cường thể phách. Phù chú là một loại phương thuật thông linh, có tác dụng chủ yếu để tránh tà, trấn áp cái hung, hướng về cát tường.
Y là phương pháp lợi dụng bốc thuốc, châm cứu, điều trị tâm linh, v.v. để đạt đến việc bảo trì sức khoẻ, trị được bệnh tật. Trong đó bốc thuốc thì lợi dụng các loại vật dược chế thành các loại thuốc bột tán nhỏ, các loại thuốc viên dùng để trị bệnh, ngoài ra còn một bộ phận huyền bí hơn về đan thuật tu hành. Châm cứu là hợp từ châm pháp và cứu pháp, là phương thuật lợi dụng các mạch lạc trong cơ thể người, các nguyên lý tuần hoàn khí huyết, kích thích các bộ phận bị bệnh mà giúp trị được bệnh tật. Điều trị tâm linh – là phương thuật lợi dụng việc nắm chắc được tâm linh (trạng thái tâm lý) để trị bệnh, ngày nay gọi là “tâm lý trị liệu”.
Mệnh là thông qua phương thức suy lý được vận mệnh mà lý giải nhân sinh, thông hiểu được phép tắc của tự nhiên mà đi đến việc cải thiện mệnh con người. Suy mệnh sử dụng các sách chủ yếu như “Tử vi đầu số”, “Tinh bình hội hải”, v.v.. Phương thức này chính là lấy thời gian con người sinh ra và âm dương ngũ hành làm cơ sở lý luận.
Tướng là loại phương thuật thông thường bao gồm “ấn tướng, danh tướng, nhân tướng, gia tướng, mô tướng”, năm loại này, dùng để quan sát sự tồn tại đối với các hiện tượng dưới dạng hình tướng. Ấn tướng là phương pháp xem ấn chương (một loại con dấu đặc biệt nào đó) của con người mà xác định được vận mệnh của một người. Danh tướng là phương pháp lấy danh xưng danh tính của người đó, thông qua 5 cách phân tích, đồng thời vận dụng mệnh lý kết hợp để suy ra được cát hung. Nhân tướng là loại phương pháp lấy tướng mặt và tướng tay, thông qua quan sát mặt, đường văn tay và khí sắc mà biết được cát hung, bệnh lý. Gia tướng thì thông qua tướng chung của những người trong họ mà đoán định sự hưng suy của gia tộc. Mô tướng thì chính là thuật phong thủy ngày nay.
Bốc là cách lợi dụng thời gian hoặc các dấu hiệu, điềm dị thường, dựa theo thời gian mà tiến hành xem bói, chiêm đoán trước được cát hung, ví dụ như: thái ất, kỳ môn, lục nhâm, bốc, trắc tự, chiêm mộng, v.v..
Tại Trung Hoa, dân gian có lưu truyền truyền thuyết rằng ngũ thuật có nguồn gốc rất cổ xưa, từng được hệ thống trong “Kim Triện Ngọc Hàm” (sách ngọc) do Hoàng Đế chép lại từ thiên thư, để lại pháp môn tu luyện cổ đại.
Sau này Khương Tử Nha tìm thấy sách ngọc tại Côn Luân, nhờ các phương thuật mà mà trợ Chu phạt Trụ, khiến triều Chu thịnh trị 800 năm.
Thời Chiến Quốc thì một phần lại truyền đến tay Quỷ Cốc Tử. Ông truyền các bí thuật mình lĩnh ngộ được cho các đồ đệ: Tô Tần, Trương Nghị, Tôn Tẫn, Bàng Quyên, khiến các đồ đề này trở thành những bậc kỳ tài nổi danh hiển hách thời bấy giờ.
Đến triều Hán, Trương Lương cùng với Hoàng Thạch Công được truyền thừa, khiến nhà Hán hưng vượng 400 năm.
Đến thời kỳ tam quốc thì một phần lại truyền thừa đến Gia Cát Lượng, giúp ông phò tá Lưu Bị tạo thành thế chân vạc.
Dân gian không chỉ xem Gia Cát Lượng là một vị quân sư đại tài, mà còn xem ông là người tu Đạo
Tuy nhiên càng truyền thì những ghi chép trong “Kim Triện Ngọc Hàm” càng bị phân khai dần, không hoàn thiện, mà phần tu luyện quan trọng thì bị mất, chỉ còn truyền thừa những phần phương thuật khác nhau. Người đời sau lại tiếp tục đưa vào những kiến giải của bản thân nữa.
Sau này nội dung “Kim Triện Ngọc Hàm” kinh qua 4.000 năm lưu truyền, bị thêm bớt, cải biến, chia làm nhiều lưu phái, rồi lại được người đời sau tổng hợp phân chia thành 5 loại chính: Sơn, Y, Mệnh, Tướng, Bốc, được gọi chung là huyền học ngũ thuật.
Kim Khôi biên dịch
20-11-2020
© Bản quyền AC Group 2019